thường xuất hiện trong những câu giao tiếp tiếng Nhật sử dụng khi lạc đường, đi chơi, đi du lịch…Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học cách phân biệt trợ từ này nhé.

Điểm chúng giữa trợ từ 

「に」&「で」như chúng ta đã được biết có nhiều cách sử dụng và nhiều ý nghĩa của trợ từ tùy thuộc vào danh từ đứng trước và nội dung của câu văn. Trong các cách sử dụng và ý nghĩa đó thì có 1 điểm chung gần giống nhau của 2 trợ từ này khi nó đứng sau danh từ chỉ địa điểm:

” N(địa điểm) + に   & N(địa điểm) + で “

Khi này thì cả 「に」&「で」 đều có thể tạm dịch với nghĩa là “Ở” hay “Tại” nhưng ý nghĩa của 2 trợ từ này lại khác nhau đấy nhé.

Phân biệt cách dùng trợ từ 

1. N(địa điểm) + 

で: Diễn tả địa điểm/nơi thực hiện hoặc xảy ra hành động hoặc sự việc.

で Diễn tả nơi thực hiện hoặc xảy ra hành động hoặc sự việc

Ví dụ:

  • 大学で 日本語を勉強しています。 Tôi đang học tiếng nhật ở trường ĐH.
  • この写真は 東京タワーで撮った写真です。 Tấm ảnh này là tấm ảnh tôi đã chụp ở Tháp Tokyo.
  • 昨日 大阪で 大きい地震が あったそうです。 Nghe nói hôm qua ở Osaka đã có (xảy ra) một trận động đất lớn. (あった → あります trong trường hợp này có nghĩa là xảy ra, tổ chức…)

2. N(địa điểm) + に

に: Diễn tả địa điểm/nơi tồn tại sự vật, sự việc.

Ví dụ:

  • 田中さんは 会議室に います。 Anh Tanaka đang ở trong phòng họp.
  • いすの上に 本が あります。 Có quyển sách ở trên ghế.
  • 私は 大阪に 住んでいます。 Tôi đang sống tại Osaka.

に được sử dụng trong nhiều trường hợp hơn

に: Diễn tả điểm/nơi tiếp xúc, tiếp cận.

Ví dụ:

  • この紙に 名前を書いてください。 Hãy viết tên vào tờ giấy này.
  • 亀の頭に さわって、それから 良いことを お祈りしましょう。 Chúng ta hãy cùng xoa đầu rùa rồi cầu nguyện những điều tốt đẹp.
  • 荷物は ここに 置いてもいいですか。 Hành lý tôi để ở đây có được không.

に: Diễn tả địa điểm/nơi tồn tại kết quả của hành động.

Ví dụ:

  • 壁に 写真がかけてあります。 Có bức ảnh đang được treo ở trên tường.
  • 黒板に 「日本語」と書いてあります。 Có chữ 「日本語」đang viết ở trên bảng

Trợ từ に&で trong tiếng nhật rất quan trọng, nó giống như một “mắt xích” để nối, liên kết các từ với nhau, bổ xung, hỗ trợ… lẫn nhau để tạo thành một cụm từ, một câu hay một đoạn văn hoàn chỉnh và rõ nghĩa. Để truyền tải được thông tin một cách chính xác hơn đến người nghe, để tránh gây hiểu nhầm nghĩa của câu… bạn nên phân biệt cách sử dụng của cặp từ này vì nếu sử dụng sai thì dẫn đến người nghe có thể sẽ hiểu sai ý của bạn.